You are using an outdated browser. For a faster, safer browsing experience, upgrade for free today.
Tính Axit Trong Cơ Thể - Tác Nhân Gây Lão Hóa

Tính Axit Trong Cơ Thể - Tác Nhân Gây Lão Hóa

Ở trẻ mới sinh, cơ thể có tính kiềm. Theo thời gian, những tế bào trong cơ thể sẽ có tính axit cao hơn và bắt đầu biểu lộ “tuổi tác” của chúng. Còn cơ thể người cao tuổi và đau ốm thường bị “ô nhiễm” các chất thải axit độc hại.

Sự nhiễm axit đó có thể xảy ra trong tế bào, ngoài tế bào, trong tất cả các cơ quan, mô, xương và dịch cơ thể…
Sự tích lũy những chất độc có tính axit trong cơ thể là một đặc điểm của quá trình lão hóa. Trong đời sống thường nhật, các tế bào sẽ tạo chất thải, hệ tiêu hóa cũng tạo ra những sản phẩm thải và môi trường xung quanh ta sẽ đưa độc chất vào cơ thể.

Sức khỏe và sự lão hóa được phản ánh qua việc cơ thể có thể loại bỏ những loại độc chất nào, cũng như bao nhiêu độc chất còn lưu lại trong tế bào và các mô?

Quá trình lão hóa bắt đầu từ lúc chào đời và diễn biến liên tục, cho dù không có sự ô nhiễm từ thức ăn hoặc môi trường mà chúng ta đang sống. Thậm chí, ngay trong một môi trường hoàn hảo, cơ thể trẻ sơ sinh vẫn tạo ra những sản phẩm thải và đây là một kết quả tất yếu của quá trình bài tiết, chuyển hóa thức ăn, các quá trình tạo năng lượng trong cơ thể… 

Nếu chúng ta giữ cho da và những cơ quan khác, các tuyến, các cơ và tất cả những mô có độ kiềm giống như khi còn là một trẻ sơ sinh thì chúng ta sẽ được “trường sinh bất lão”.

Những dấu hiệu ban đầu chứng tỏ mô cơ thể có tính axit là: có vấn đề về da (mụn, eczema, chốc lở...); hơi thở có mùi khó chịu và lưỡi bị đóng trắng; lo âu, trầm cảm, kích động, hoang mang, choáng váng, nhức đầu; mệt mỏi, muốn ngủ nhiều, yếu ớt, năng lực kém hoặc giảm hoạt động. Nhức toàn thân, đau cơ, đau khớp; buồn nôn, khó chịu cũng là biểu hiện sớm của các mô có tính axit. Các biểu hiện khác bao gồm: tiêu chảy hoặc táo bón, ợ nóng, sưng phù, nước tiểu khai và có màu sẫm; nhịp tim bất thường, tuần hoàn kém, khó thở, lạnh tay chân; dị ứng với thức ăn và hóa chất.
Nếu mô nhiễm axit lâu dài, cơ thể sẽ có những biểu hiện như loãng xương, ung thư, bệnh tim mạch; miễn dịch kém, dễ bị nhiễm nấm, nhiễm khuẩn; rụng tóc, tiểu đường, viêm khớp, thống phong, suy thận, sỏi trong gan và túi mật, có bệnh về hệ tiêu hóa, mắt; dị ứng, rối loạn tâm thần nghiêm trọng, đau nửa đầu...

Việc giảm khẩu phần ăn có thể giúp làm chậm quá trình lão hóa.

Lời khuyên này nghe qua có vẻ là vô lý, nhưng cũng đáng để chúng ta suy ngẫm. Nếu cơ thể hấp thu ít thức ăn thì số lượng độc chất từ thức ăn có thể sẽ giảm, vì có thể giảm quá trình xử lý thức ăn, lưu trữ và bài tiết chất thải.

Chúng ta cũng có thể điều chỉnh axit cơ thể (độc chất nội tế bào và ngoại tế bào) bằng cách ăn uống những loại thực phẩm có tính kiềm, và quan trọng là có những hoạt động tạo nên kiềm tính như tập thể dục, thở sâu, thư giãn, thiền...

Tính acid hoặc kiềm của một số thực phẩm
Rất kiềm: Gồm những loại rau non, tươi; trái cây mọc hoang được hái chín cây. Dưa tây (melon) được xem là có tính kiềm mạnh, kế đó là chà là, xoài, đu đủ, những loại dịch ép trái cây tươi, nước ép dược liệu, rau cải ăn sống, xà lách xoong, rong biển...
Kiềm nhẹ: Đậu, giá, hạt... Đậu khô có tính acid nhẹ nhưng khi thành giá, chúng trở nên có tính kiềm trung bình. Đậu tươi có tính kiềm nhẹ, đặc biệt khi chúng còn xanh.

Dược liệu khô, trà dược, rau cải, các loại hạt, gia vị tươi (đặc biệt là gừng, gừng càng tươi thì kiềm tính càng cao), mật... là những thực phẩm thể hiện tính kiềm nhẹ.

Trung tính: Dầu thực vật, sản phẩm từ đậu nành, đậu luộc, hạt rang...

Axit nhẹ: Trà, cà phê, gà vịt, rượu nguyên chất, bơ, phó mát (cheese), bánh nướng, khoai tây, muối tinh luyện, dấm trắng, sốt cà chua....

Axit mạnh: Thịt đỏ, chất làm ngọt nhân tạo, dược phẩm, thức uống có ga, nước ngọt. Đường thẻ trắng là một loại thực phẩm có tính axit mạnh. Thức uống đóng hộp là “hại” nhất vì chúng chứa đường, chất làm ngọt nhân tạo với hàm lượng cao axit phosphoric.... Các loại thức uống này sau khi tiêu hóa sẽ để lại một “kho” axit trong cơ thể chúng ta.

Các loại dịch ép trái cây nếu được uống ngay sau khi ép thì có tính kiềm, nhưng nếu đã đóng hộp hoặc lưu trữ lâu thì lại có tính axit.

Trong đời sống, đôi khi chúng ta vẫn cần phải ăn những loại thực phẩm có tính axit. Với những trường hợp này, tính axit có thể được trung hòa nếu bạn ăn thêm một ít rau cải tươi. Tuy nhiên, để trung hòa tính axit, ta không cần phải dùng những thực phẩm có tính axit và kiềm trong cùng một bữa ăn. Chẳng hạn, ta có thể bù đắp kiềm tính cho khẩu phần ăn có tính axit sau vài giờ (sau khi thức ăn có tính axit đã được tiêu hóa) bằng một ít dưa tây. Nếu một bữa ăn đảm bảo được 10% protein và 90% rau cải thì nó sẽ có tính chất từ trung tính đến kiềm nhẹ.

Các thực phẩm có nhiều tính kiềm là những loại giàu enzyme và ở trạng thái tự nhiên. Chúng sẽ trở nên axit hơn nếu được nấu nướng (đặc biệt là thực phẩm rán, cháy). Các loại thực phẩm để lâu, đóng hộp, xông khói hoặc làm khô, thức ăn chứa những hóa chất dùng trong chế biến cũng giàu axit.

Sống trong môi trường đô thị ồn ào náo nhiệt, tính acid trong cơ thể sẽ tăng cao do ảnh hưởng của khí thải, xe cộ, tiếng ồn và đặc biệt là khói thuốc. Khói thuốc sẽ lấy đi oxy trong cơ thể và làm hạ mức pH, tăng tính acid và làm giảm năng lượng cơ thể. Tất cả những yếu tố này sẽ làm cơ thể bị lão hóa một cách nhanh chóng và hậu quả là gây ra bệnh tật.

Trạng thái tinh thần và cảm xúc của chúng ta cũng có tác động vô cùng quan trọng đến tính axit hoặc kiềm trong cơ thể. Cảm xúc bi quan sẽ làm tăng axit trong cơ thể cũng như axit niệu. Thể chất bị tổn thương cũng sẽ tiết ra rất nhiều axit.

Những tổn thương về tinh thần có thể sản sinh ra axit nghiêm trọng hơn là những tổn thương về thể chất. Stress sẽ tạo nên axit cơ thể và chất này càng làm stress trở nên trầm trọng hơn. Vòng luẩn quẩn này có thể được “cắt đứt” bằng cách nghỉ ngơi, tập thiền, bổ sung những thực phẩm có tính kiềm....

Theo Sức khỏe & Đời sống


Không có đánh giá nào.

Viết một đánh giá.

    Xấu           Tốt